24 Jun 2022

Xây dựng và hoàn thiện bộ chỉ số khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam

Ngày 24/6/2022 tại Hà Nội, Ban Quản lý dự án “Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu", Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) tổ chức “Hội thảo tham vấn kết quả nghiên cứu và đề xuất áp dụng bộ chỉ số KCN sinh thái”. Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ KH&ĐT, Giám đốc Dự án Quốc gia tham dự và chủ trì Hội thảo.




Hội thảo

được tổ

chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của 69 đại diện các Ban Quản lý khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) các địa phương trực tiếp tham gia vào Dự án (Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng, Cần Thơ, Ninh Bình) và các địa phương khác (Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên và Hà Nam); Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN và các nhà đầu tư thứ cấp tại các địa phương tham gia vào Dự án; các cơ quan báo chí, truyền thông cùng tham dự và đưa tin.






Toàn c

ảnh Hội thảo "


Tham

vấn kết quả nghiên cứu và đề xuất áp dụng bộ chỉ số KCN sinh thái


” di

n ra ngày 24/6/2022 tại Hà Nội



Phát biểu khai mạc Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT (Bộ kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc Dự án Quốc gia Lê Thành Quân nhấn mạnh, Nghị định 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018, và mới đây là Nghị định 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP, quy định nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển KCN sinh thái. Việc đẩy mạnh phát triển khu công nghiệp sinh thái góp phần thực hiện đúng cam kết của Chính phủ Việt Nam và hướng dẫn của Nghị định 35 của Chính phủ vừa mới được ban hành.



Ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT (Bộ kế hoạch và Đầu tư), Giám đốc Dự án Quốc gia KCN sinh thái phát biểu tại Hội thảo "

Tham vấn kết quả nghiên cứu và đề xuất áp dụng bộ chỉ số KCN sinh thái

Ông Alessandro Flammini, Điều phối viên Dự án tại UNIDO trụ sở chính đề cập đến hành trình UNIDO bắt đầu triển khai thực hiện dự án từ năm 2014 nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam xây dựng khung chính sách ban đầu cho việc hình thành và phát triển khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. Ông nhấn mạnh “Phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái là tạo ra các khu công nghiệp hiệu quả hơn về tài nguyên và chi phí, có tính cạnh tranh cao hơn, hấp dẫn đầu tư và có khả năng chống chịu rủi ro” và hiện nay dựa trên Khung quốc tế về khu công nghiệp sinh thái, quy định của Nghị định 35/2022/ND-CP, các chỉ số môi trường, kinh tế và xã hội do UNIDO và IFC đã đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhóm chuyên gia của UNIDO đã tiến hành xây dựng và khảo sát thử nghiệm hệ thống chỉ số về KCN sinh thái tại 6 KCN của các địa phương tham gia Dự án, qua đó đề xuất bộ chỉ số về KCN sinh thái áp dụng tại Việt Nam nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp theo khía cạnh quản lý khu công nghiệp, môi trường xã hội và kinh tế. Ông Flammini cũng nhấn mạnh rằng quá trình đánh giá khu công nghiệp sinh thái không nên được xem là ‘để được chứng nhận’ mà là một quá trình cải tiến liên tục đối với các khu công nghiệp tại Việt Nam. 

Vụ trưởng Lê Thành Quân khẳng định, bên cạnh các cơ chế, chính sách từ nhà nước; sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính từ các tổ chức quốc tế (như UNIDO, SECO, World Bank); việc triển khai KCN sinh thái rất cần sự thống nhất và quyết tâm cao từ các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, KKT tại các địa phương, công ty phát triển hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN, KKT để phát triển KCN sinh thái hiệu quả và bền vững.

Phó Vụ trưởng Vương Thị Minh Hiếu nhấn mạnh, các ý kiến đóng góp của các đại biểu và các chuyên gia là cơ sở để Ban Quản lý Dự án hoàn thiện bộ chỉ số KCN sinh thái, từ đó tham mưu cho Vụ Quản lý các khu kinh tế xây dựng Thông tư hướng dẫn về khu công nghiệp sinh thái, góp phần đẩy mạnh và nhân rộng mô hình này trên cả nước.

Các đại biểu đánh giá cao việc xây dựng bộ chỉ số KCN sinh thái và để khả năng áp dụng đi vào thực tiễn, có tính khả thi cao thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phối hợp với các cơ quan liên quan để thống nhất với các quy định của pháp luật chuyên ngành (môi trường, quy hoạch, tái sử dụng nước thải, cộng sinh công nghiệp, sản xuất sạch hơn…). Một số chỉ số cần rà soát ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng, logic để triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao.

Các doanh nghiệp KCN chia sẻ, thực tế hiện nay Chính phủ chưa có nhiều cơ chế chính sách ưu đãi cho các khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái, nên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến mô hình này. Vì vậy các đại biểu đề nghị thời gian tới Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng cần có thêm nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, gồm cả ưu đãi về thuế, tài chính cho các KCN sinh thái, doanh nghiệp sinh thái. Đồng thời các đại biểu mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình, hiệu quả của Ban Quản lý Dự án và các chuyên gia trong việc hoàn thiện bộ chỉ số KCN sinh thái cho Việt Nam.

Ban Quản lý Dự án chụp hình lưu niệm với các đại biểu tại Hội thảo "Tham vấn kết quả nghiên cứu và đề xuất áp dụng bộ chỉ số KCN sinh thái