09 03 2023

Chương trình khảo sát thực địa tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình và KCN Deep C, TP. Hải Phòng

Sau cuộc họp Ban Chỉ đạo KCN sinh thái thường kỳ diễn ra vào sáng ngày 9/3/2022, chiều cùng ngày, Ban Quản lý dự án “Triển khai khu công nghiệp sinh thái theo hướng tiếp cận từ Chương trình khu công nghiệp sinh thái toàn cầu” Sau cuộc họp BaSau cuộc họp BaSau cuộc họp BaSau cuộc họp (Dự án KCN sinh thái) đã tổ chức Chương trình khảo sát thực địa tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình và KCN Đình Vũ (Deep C), TP. Hải Phòng. Chương trình khảo sát thực địa diễn ra trong 2 ngày (ngày 9/3/2023 và 10/3/2023). Hoạt động khảo sát thực địa nhằm nâng cao năng lực thực hiện chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái và trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các KCN đã và đang tham gia Dự án.

Chương trình khảo sát thực địa thu hút được sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương và các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN đang tham gia thực hiện dự án, bao gồm: đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Ban Quản lý KCN, KKT các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ; đại diện các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN: Đình Vũ (Deep C), Amata, Hiệp Phước, Trà Nóc 1&2, đại diện UNIDO trụ sở chính và UNIDO tại Việt Nam;.

Ninh Bình hướng đến phát triển toàn diện KCNST

Tiếp đón và làm việc với Đoàn khảo sát, ông Bùi Duy Quang, Trưởng ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình đã giới thiệu tổng quan về tình hình hoạt động và định hướng phát triển của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 sẽ có 11 KCN phát triển theo hướng sản xuất sạch hơn. Tỉnh đang tập trung đầu tư nguồn kinh phí 75 tỷ đồng trong giai đoạn 2023-2025 để cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Khánh Phú trở thành KCNST và khuyến khích các doanh nghiệp trong KCN sản xuất theo hướng cộng sinh công nghiệp.

Doanh nghiệp điển hình hiện thành công hoạt động cộng sinh công nghiệp

Trong chuyến khảo sát thực địa tại KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình vào ngày 9/3/2023, Đoàn khảo sát đã đến thăm và làm việc tại Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình trong KCN Khánh Phú.

Công ty Cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình tại KCN Khánh Phú đã áp dụng giải pháp cộng sinh công nghiệp do dự án UNIDO hỗ trợ trong giai đoạn 2018-2019. Hiện nay, công ty đã thực hiện dự án sản xuất CO2 hóa lỏng sử dụng nguyên liệu đầu vào từ nguồn khí thải của Nhà máy đạm Ninh Binh, góp phần rất lớn trong việc giảm khí thải nhà kính. Dự án đã hoạt động 2 năm với công suất sử dụng 6.000 m3 CO2/giờ. Theo tính toán của chủ đầu tư, việc sử dụng nguyên liệu đầu vào này góp phần giảm khoảng trên 74.000 tấn khí thải ra môi trường mỗi năm. Chủ đầu tư đang lên kế hoạch để nâng gấp đôi công suất với việc sử dụng 12.000 m3 CO2/giờ, góp phần sử dụng tối đa lượng khí thải từ Nhà máy đạm Ninh Bình. Giải pháp cộng sinh công nghiệp hiệu quả này được triển khai thực hiện sau 4 năm hỗ trợ kỹ thuật từ Dự án UNIDO.

 Trong chuyến thăm nhà máy, ông Susan Christian, Giám đốc Chương trình KCN sinh thái toàn cầu, Giám đốc dự án UNIDO tại trụ sở chính đánh giá cao hoạt động cộng sinh công nghiệp của Nhà máy, đồng thời nhấn mạnh, đây là một ví dụ điển hình trong quá trình triển khai cộng sinh công nghiệp để các doanh nghiệp khác có thể học tập kinh nghiệm và áp dụng vào thực tế doanh nghiệp mình.

Đoàn khảo sát thực địa tại Công ty cổ phần khí công nghiệp Ninh Bình Hải Phòng phát triển K

CNST hướng đến mục tiêu Thành phố sinh thái

Tiếp đón và làm việc với Đoàn khảo sát, ông Bùi Ngọc Hải, Phó Trưởng ban Quản lý KKT Hải Phòng chia sẻ với Đoàn khảo sát tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT của Thành phố theo hướng KCNST. Hiện trên địa bàn TP. Hải Phòng có 2 KCN đi theo hướng KCN sinh thái là KCN DEEP C và KCN Nam Cầu Kiền. Mục tiêu từ nay đến năm 2025, Hải Phòng tiếp tục phát triển thêm nhiều KCNST. Với tốc độ phát triển KCN mạnh mẽ như vậy, Thành phố nhận thấy việc phát triển các KCN theo mô hình KCN sinh thái sẽ là một nhiệm vụ tiên quyết để Hải Phòng đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội bền vững, hướng đến mục tiêu là Thành phố sinh thái trong tương lai gần.

Đoàn khảo sát thực địa tại KCN Deep C (Hải Phòng)

Đại diện KCN DEEP C Hải Phòng, bà Melissa Slabbaert cho biết, hiện nay DEEP C có 5 KCN, trong đó có 3 KCN tại Hải Phòng và 2 KCN tại Quảng Ninh. Mục tiêu ngay từ đầu của DEEP C là hướng đến KCN sinh thái. DEEP C nhận thấy, KCN sinh thái mang lại nhiều lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội cho các bên liên quan. Hiện KCN DEEP C Hải Phòng đã thu hút được 18 doanh nghiệp tham gia vào Dự án. Bà Melissa Slabbaert đánh giá cao sự hỗ trợ hiệu quả của Ban Quản lý Dự án KCNST và các chuyên gia kỹ thuật trong quá trình triển khai KCN sinh thái thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và đưa ra các hướng dẫn để DEEP C triển khai thực hiện các giải pháp cụ thể.

 Là một trong các KCN đang thực hiện chuyển đổi sang KCN sinh thái, đại diện KCN AMATA (Đồng Nai) và KCN Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh) đánh giá cao bước chuyển đổi tích cực của KCN DEEP C.

Tại cuộc gặp gỡ này, các nhà tài trợ và các cơ quan quản lý nhà nước về KCN, cùng đại diện các công ty phát triển hạ tầng KCN đề nghị Chính phủ cần sớm có các chính sách phát triển KCN sinh thái cụ thể để các chuyên gia tư vấn có căn cứ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả chuyển đổi KCN sinh thái.

Triển khai thành công các hoạt động sản xuất sạch hơn

Tham quan và làm việc với Công ty Shin-Etsu tại KCN Đình Vũ (Deep C), đây là một trong 18 doanh nghiệp trong KCN DEEP C đang áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn.

Ông Hideyuki Sakashita, Tổng giám đốc Công ty Shin-Etsu cho biết, Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sản xuất nam châm đất hiếm, được ứng dụng trong các lĩnh vực như: Thiết bị vận chuyển, robots, điện dân dụng, máy bay cá nhân… Tại Việt Nam, Công ty đầu tư dây chuyền sản xuất nam châm đất hiếm khép kín và tuần hoàn từ khâu nguyên liệu đến khâu thành phẩm. Trong quá trình sản xuất, Công ty quay vòng hầu hết các sản phẩm lỗi/hỏng, sản phẩm phụ, và giảm thiểu phát thải luôn là phương châm hàng đầu trong tôn chỉ sản xuất của Công ty.

Với tư cách là một doanh nghiệp đi đầu về sản xuất sản phẩm công nghệ cao, Shin-Etsu Việt Nam luôn mong muốn cải tiến hệ thống, quy trình và công nghệ để tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu phát thải ròng, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

Ông Hideyuki Sakashita cho biết, Công ty tham gia vào Dự án KCN sinh thái của UNIDO từ tháng 4/2022 đến tháng 2/2023, trong vòng 10 tháng Dự án đã hỗ trợ Công ty đưa ra 14 giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, cải thiện hiệu suất sản xuất của doanh nghiệp. Shin-Etsu Việt Nam đã xem xét và tiến hành áp dụng 12/14 đề xuất, kết quả ban đầu theo đánh giá của Công ty là rất hiệu quả.

Đoàn khảo sát thực địa tại công ty Shin-Etsu, KCN Deep C (Hải Phòng)

Kết thúc chương trình khảo sát thực địa tại hai KCN của Ninh Bình và Hải Phòng, đoàn khảo sát đánh giá cao thành công của Dự án, đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của Ban Quản lý Dự án và các bên liên quan; các ban quản lý KCN, KKT, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, KKT và các doanh nghiệp thứ cấp trong các KCN, KKT đang thực hiện chuyển đổi KCN sinh thái đã tích cực thúc đẩy phát triển các KCN sinh thái và đạt được kết quả tích cực như hiện nay./.

Chương trình hội thảo

Photos