19 11 2021

Hội thảo Tập huấn nâng cao năng lực hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp

Trong khuôn khổ dự án "Triển khai Khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam theo hướng tiếp cận từ Chương trình Khu công nghiệp sinh thái toàn cầu”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) và Cục Kinh tế Liên bang Thuỵ Sỹ (SECO) tổ chức “Hội thảo Tập huấn nâng cao năng lực hiệu quả tài nguyên Sản xuất sạch hơn và Cộng sinh công nghiệp” nhằm cung cấp thông tin về lợi ích của khu công nghiệp (KCN) sinh thái, mô hình KCN sinh thái theo khuôn khổ quốc tế, quản lý KCN sinh thái và các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong KCN sinh thái; Giới thiệu khái niệm, phương pháp và công cụ chính trong việc nhận diện và thực hiện các giải pháp hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP); Khái niệm, phương pháp và công cụ chính liên quan đến phát hiện và thực hiện cộng sinh công nghiệp; Trao đổi về mối quan tâm và mong đợi từ Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước và các doanh nghiệp trong KCN; Xây dựng mạng lưới liên lạc của dự án. Đồng thời lập kế hoạch hoạt động của dự án và các bước hỗ trợ tiếp theo của Dự án với các Doanh nghiệp và các bên liên quan tại Khu Công nghiệp Hiệp Phước - Thành phố Hồ Chí Minh.

Các nội dung nêu trên của hội thảo sẽ góp phần quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của các hoạt động công nghiệp tại Việt Nam. Đặc biệt với các doanh nghiệp đây là lợi ích thiết thực khi tham gia những hoạt động đào tạo tập huấn tăng cường năng lực thực hành về hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và cộng sinh công nghiệp. 

Chủ trì Hội thảo, ông Lê Thành Quân, Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Dự án đã phát biểu: Dự án "Triển khai KCN sinh thái theo hướng tiếp cận từ chương trình KCN sinh thái toàn cầu"

với mục tiêu thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội của ngành công nghiệp và lồng ghép quy định để phát triển mô hình KCN sinh thái trong các cơ chế, chính sách có liên quan; là sự kế thừa kết quả triển khai thí điểm mô hình này trong thời gian qua với các KCN đã được thí điểm tại Ninh Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ và tiếp tục phát triển mạnh mô hình này tại Hải Phòng, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh. Trong tương lai, gần dự kiến sẽ nhân rộng trên phạm vi cả nước. Hội thảo là sự kiện quan trọng nhằm phổ biến thông tin về mô hình KCN sinh thái không chỉ trong phạm vi các KCN tham gia thí điểm, mà còn tạo hiệu ứng tích cực để phổ biến trên khắp cả nước. Thông qua các Hội thảo, các đại biểu sẽ có nhiều thông tin bổ ích để hỗ trợ cho định hướng phát triển KCN sinh thái trong thời gian tới”.

Về phía Nhà tài trợ, ông Đỗ Quang Huy -Đại diện văn phòng Cục

Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO)

chia sẻ: “Việc chuyển đổi các KCN truyền thống sang mô hình KCN sinh thái đòi hỏi phải có các kế hoạch hành động mang tính nhất quán và đồng bộ. Chính phủ cần ban hành những chính sách có tính khuyến khích và thực thi được, các Ban Quản lý KCN nhận thức được tầm quan trọng của mô hình KCN sinh thái trong việc thu hút đầu tư có chất lượng. Các nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến môi trường, con người và phương pháp quản trị (vì đó là những tài sản vô hình quan trọng tạo nên giá trị cho doanh nghiệp). Chúng tôi hy vọng với sự sẵn sàn

g của tổ chức quốc tế UNIDO và các đối tác hỗ trợ kỹ thuật, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam và quyết tâm của đơn vị đầu tư và quản lý KCN, quá trình chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả”.


Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào 13h30 đến 17h00, ngày 19 và 24 tháng 11 năm 2021, với sự tham gia của các đại biểu đến từ các Ban Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và một số tổ chức quốc tế, hiệp hội tại Việt Nam.

Ban tổ chức kỳ vọng Hội thảo sẽ góp phần chuẩn bị cho kế hoạch nhân rộng mô hình KCN sinh thái trên cả nước, phát huy vai trò tích cực với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các bên liên quan.